Nội dung bài viết
Sáp dưỡng ẩm Vaseline được biết đến là loại sáp dầu được sử dụng như một chất làm mềm da và làm dịu vết bỏng khá tốt. Vậy tác dụng của Vaseline không còn bàn cãi. Tuy nhiên dưỡng ẩm da mặt bằng Vaseline liệu có thật sự hiệu quả và không gây hại đến da.
Ưu điểm của kem dưỡng da mặt Vaseline
Vaseline là một sản phẩm dưỡng da dưới dạng sáp thuộc tập đoàn Unilever. Bản chất của dạng sáp mỡ này là hỗn hợp của dầu khoáng và sáp, chính nhờ kết cấu đặc này mà dưỡng ẩm khá tốt.
Sản phẩm có ưu điểm đặc biệt so với các sáp mỡ khác đó là có sự tinh khiết do thành phần chính là petroleum nguyên chất. Đây là một chất béo không mùi, không vị. Sản phẩm này cực kỳ phù hợp với những người có làn da khô vì nó có chức năng bao phủ trên bề mặt da giúp làm dịu sự khô ráp của da.
Nhược điểm
Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách sử dụng đúng thì làn da của bạn sẽ có nguy cơ bị bít tắc lỗ chân lông, gây ra dị ứng và có thể dẫn đến nhiễm trùng vết thương. Để bảo vệ làn da luôn khỏe đẹp, bạn hãy cùng tìm hiểu về cách sử dụng và những công dụng của loại sáp này nhé.
Dưỡng ẩm da mặt bằng Vaseline có tốt không?
Vaseline là một dạng kem dưỡng ẩm cho da khô như được đề cập trước đó. Bạn chỉ cần thoa một lớp Vaseline lên những vùng da khô để giúp da giữ ẩm và khóa ẩm tốt.
Công dụng của Vaseline
Có thể nói Vaseline là thần dược để điều trị tất cả các khu vực thường xuyên bị khô da, chẳng hạn như: đầu gối, gót chân, khuỷu tay, đầu gối, tay,.. và đặc biệt đó là da mặt mà không hề sợ bị kích ứng.
Vì thế chẳng có gì đáng ngờ khi mà Quỹ Eczema Quốc gia đã khuyên mọi người nên sử dụng Vaseline như một kem dưỡng ẩm cho những người bị bệnh chàm hoặc bị các tình trạng khô da khác. Theo những nghiên cứu đều chỉ ra rằng bạn có thể tăng hiệu quả của việc sử dụng Vaseline ngay sau khi tắm.
Vì sáp dưỡng ẩm Vaseline có chứa thành phần tự nhiên nên có thể giúp làn da được cải thiện các tình trạng ở da như bong tróc, nứt nẻ và khô da. Vaseline có thể giúp làn da ngày càng mịn màng và khỏe mạnh.
Cách dùng sáp dưỡng ẩm Vaseline
Bạn lấy một ít sáp dưỡng ẩm Vaseline thoa lên mặt để giúp làn da của mình mềm mịn hơn. Trong mùa lạnh, bạn cũng có thể sử dụng thoa lên vùng mũi nếu như vùng da ở mũi khô. Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng sáo để làm mềm mại đôi tay từ những vết chai sần do việc cầm nắm nhiều.
Ngoài dưỡng ẩm, kem Vaseline còn có tác dụng gì?
Hỗ trợ điều trị bệnh chàm
Bệnh chàm là tình trạng da bị kích thích, ngứa và có vảy. Khi mắc bệnh này, nhiều người hay sử dụng sáp để giảm ngứa và giúp điều trị bệnh. Tuy nhiên, bạn cần phải thận trọng khi sử dụng Vaseline để đảm bảo hoàn toàn khi sử dụng nó để điều trị bệnh chàm.
Dưỡng môi và dài mi
Ngoài dưỡng da thì Vaseline cũng có thể tận dụng để dưỡng đôi môi của bạn. Bạn chỉ cần thoa một lớp mỏng lên đôi môi thì nó sẽ mềm mại ngay tức khắc. Hơn nữa, đôi môi của bạn cũng sẽ trở nên hồng hào, căng mọng hơn.
Bên cạnh đó, Vaseline còn được sử dụng để kích thích lông mi mọc dài hơn. Ngoài các loại tinh dầu như dầu dừa, oliu,… thì có thể coi Vaseline như thần dược để nuôi dài lông mi một cách nhanh chóng.
Tẩy trang
Ngoài ra, nhiều người sử dụng sáp dầu để tẩy trang và giữ ẩm cho da mặt kể cả mắt. Khi bạn muốn tẩy trang mắt, bạn thoa sáp lên miếng bông rồi ấn nhẹ vào vùng cần tẩy trang. Bạn nên cẩn thận khi thực hiện với cách tẩy trang này vì nó có thể gây dị ứng mắt.
Sáp còn giúp bạn giảm được tình trạng dính thuốc nhuộm trên da đầu cũng như có thể tẩy được màu sơn móng tay. Vì thế trước khi nhuộm tóc, bạn có thể thoa sáp dưỡng theo đường chân tóc để hạn chế được thuốc nhuộm dễ có khả năng gây ra tình trạng tác dụng phụ.
Trong trường hợp nếu bạn muốn tẩy trang, bạn chỉ cần thoa một lớp sáp lên da để làm mềm và xóa đi chất sơn là được. Chính vì vậy nó cũng có tác dụng ngăn ngừa tình trạng gãy hãy xước móng tay.
Tránh son dính vào răng
Son môi đối với phụ nữ cực kỳ quan trọng, đặc biệt là vào những buổi gặp gỡ, nó không thể thiếu và dường như là vật bất ly thân. Lúc này nếu như bị dính son vào răng thì cực kỳ ngượng ngùng. Vậy nếu bạn bôi Vaseline vào phía trong môi trước khi đánh son có thể tránh được tình trạng ngượng ngùng này đấy.
Lưu giữ hương hoa
Có một công dụng tuyệt vời của Vaseline mà nhiều người không biết đó là Vaseline có khả năng giữ hương hoa cực lâu. Để giữ mùi hương nước hoa của bạn lâu hơn, bạn chỉ cần chà một ít Vaseline lên những vùng mà bạn cần như tay, cổ trước khi xịt nước hoa là được.
Một số điều cần lưu ý khi dưỡng ẩm da mặt bằng Vaseline
Sáp dưỡng ẩm Vaseline khác với những chất khác vì nó có kết cấu đặc biệt với mức độ mềm mịn và mùi hương đặc trưng. Chúng không có khác biệt gì lắm về độ an toàn tuy nhiên nếu sử dụng sai cách thì có thể gây ra những tác hại đối với sức khỏe. Vì thế hãy cần lưu ý một số điều sau khi dưỡng ẩm da mặt bằng Vaseline.
Gây dị ứng da
Tùy theo cơ địa của mỗi người mà một số người có thể bị dị ứng khi sử dụng Vaseline. Bạn có thể gặp các triệu chứng như phát ban, ngứa da, đỏ, sưng rộp hoặc đôi khi đau thắt ngực và cổ họng. Khi gặp phải những dấu hiệu này và nghi ngờ cơ thể bị dị ứng do Vaseline thì bạn hãy nhanh chóng ngưng sử dụng Vaseline và đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
Bít tắc lỗ chân lông
Sáp dầu cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây bít tắc lỗ chân lông. Nếu sáp không được tẩy rửa sạch sẽ sau một ngày dưỡng ẩm trên da mặt bạn thì nguy cơ bít tắc lỗ chân lông là không tránh khỏi. Nếu bạn không chữa trị kịp thời thì làn da của bạn sẽ có thể bị nổi mụn đầu đen, trứng cá, mụn bọc,…
Vì thế trước khi bạn dưỡng ẩm bằng Vaseline, bạn cần phải làm sạch da mặt kỹ lượng để có thể giảm thiểu được tình trạng mụn ẩn và tẩy sạch đi lớp vaseline sau một thời gian sử dụng để da mặt được thông thoáng.
Nhiễm trùng da
Nếu như bạn vẫn chưa làm sạch da hoàn toàn mà đã thoa Vaseline lên da thì điều này có thể vô tình tạo nên mầm bệnh và khiến cho làn da của bạn bị nhiễm trùng. Khi bị nhiễm trùng bạn nên ngưng sử dụng sáp và đến ngay các cơ sở y tế để có biện pháp chữa trị.
Một số thông tin về dưỡng ẩm da mặt bằng Vaseline, những công dụng khác và một số lưu ý khi bạn sử dụng nó. Mỹ Phẩm Tự Nhiên hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản mà bạn cần khi sử dụng Vaseline.
Bình luận